Chuyến thăm Hoa Kỳ đầu tiên của chủ tịch nước Trương Tấn Sang

Chủ tịch nước TRƯƠNG TẤN SANG có chuyến công du đầu tiên đến Washington DC năm 2013, nơi ông có cuộc diện kiến tổng thống mỹ Barack Obama. Cuộc gặp gỡ lần này là một nỗ lực của Mỹ trong việc mở rộng quan hệ đối tác xuyên Thái Gình Dương với nhiều thỏa thuận được thông qua – tất nhiên là rất nhiều thứ có lợi cho Việt Nam.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tháp tùng theo chủ tịch Sang trong chuyến thăm đầu tiên tới Mỹ đã gặp ăn trưa ngày thứ Tư để làm việc về vấn đề đầu tư song phương giữa 2 quốc gia. Hơn cả việc thưởng thức bánh bao và súp trứng, cuộc trò chuyện phần lớn liên quan đến các cuộc đàm phán đag diễn ra để đạt được thỏa thuận thương mại tự do “Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương” (khối TPP – Trans-Pacific Partnership) mà Hoa Kỳ đang đóng vai trò cầu nối hết sức quan trọng.

“Tất cả mọi hàng hóa của Việt Nam khi xuất sang đây, bên trong khối TPP, đều không bị đánh thuế. Nhờ điều đó, có thể GDP của Việt Nam sẽ tăng 40%” – Ông David Hồ cho biết tại buổi gặp gỡ.

Nền kinh tế Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức nhiều hơn bất kỳ nền kinh tế nào, với GDP đạt 141 tỷ USD năm 2012, đó là một trong những nền kinh tế nhỏ bé nhất trong 12 quốc gia đang đàm phán các hiệp định thương mại lúc này.

Việt Nam được dự báo sẽ đạt tăng trưởng kinh tế hơn 6% năm 2014. Vì vậy các chủ doanh nghiệp rất lo lắng về việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đặc biệt là từ Hoa Kỳ để giúp họ có thêm tiềm lực tài chính, mở rộng cơ sở hạ tầng.

Steven Lee hiện đang làm việc với hơn 500 công ty quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam:

“Khu vực tư nhân đang cố gắng để tiếp cận với nguồn vốn tư nhân hóa và rất nhiều doanh nghiệp đã được tiếp cận” – Ông Steven Lee – Giám đốc điều hành của JSCO đánh giá.

Nhưng, như lời ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry lưu ý trước khi ăn trưa với chủ tịch Sang, Việt Nam cần một chặng đường dài để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về lao động và vấn đề quyền con người trước khi hoàn toàn được chấp nhận như một đối tác chiến lược.

“Mọi chuyện không thể suôn sẻ nếu như không có các cuộc thảo luận nghiêm túc giữa Việt Nam và Mỹ, yếu tố nhân quyền (dù nhạy cảm) cũng không thể bỏ qua” – Ngoại trưởng John Kerry phát biểu.

Tuy vậy, ông David Hồ chỉ ra rằng Việt Nam luôn gặp khó khăn trong các cuộc thảo luận về nhân quyền. Năm 1990, một công ty Kiểm toán của Mỹ tìm thấy trong các công ty may mặc của Mỹ, hãng giày NIKE tại Việt Nam các trường hợp lao động không được làm việc trong môi trường an toàn.

“Lật lại các hồ sơ nhân quyền của các công ty, nếu tìm hiểu cặn kẽ sẽ thấy chúng khá ảm đạm. Từ quan điểm đó, chúng ta cần cân nhắc những gì chúng ta có thể tin tưởng.” – Phân tích từ ông David Hồ.

Một nhà kinh tế người từng trò chuyện với tôi cho rằng Việt Nam chỉ mất từ 10 – 15 năm để có thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu nghiêm ngặt để đạt được thỏa thuận gia nhập đối tác xuyên Thái Bình Dương. Nhưng việc loại bỏ hoàn toàn các hàng rào thuế quan từ các đối tác lớn như Nhật hay Mỹ vẫn đang là vấn đề lớn cho nền kinh tế mới nổi này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *